Sai lầm thì không thể tránh khỏi trong kinh doanh nhất là với các doanh nghiệp trẻ. Nhưng nếu như có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và chuẩn bị chu toàn doanh nghiệp sẽ hạn chế được tối đa các tổn thất không mong và tỷ lệ thành công sẽ rất lớn.
1. Thiếu định hướng rõ ràng
Một trong những sai lầm doanh nghiệp dễ gặp phải nhất đó là những bản kế hoạch phi thực tế. Quy mô kinh doanh vượt quá khả năng chi trả, không thiết thực.
Không ít doanh nghiệp ( thường là các stap up trẻ tuổi) tự tin chủ quan về tầm quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh. Một căn nhà cần có nền móng chắc chắn thì căn nhà xây lên mới kiên cố và bền đẹp. Bản kế hoạch chính là nền tảng quan trọng để có thể định hướng tốt các mục tiêu phát triển. Nếu không có mục tiêu cụ thể thì khó có thể phát triển lâu dài trong tương lai.
2. Không nghiên cứu kỹ thị trường và sản phẩm
Để thành công trên lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp cần biết đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp và thị trường là vô cùng mật thiết. Doanh nghiệp cần nắm bắt, tìm hiểu thị hiếu của thị trường hiện tại là điều gì. Đưa ra các ý tưởng và cung ứng những sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng.
Nghiên cứu kỹ về thị ttrường
3. Xem nhẹ đối cạnh tranh
Thương trường là chiến trường bởi nó cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu chỉ dẫn đầu về tăng trưởng thì chưa đủ mà doanh nghiệp cần duy trì sự dẫn đầu đó mới là thành công. Đối thủ cạnh tranh luôn quan sát và chờ cơ hội vượt qua doanh nghiệp của bạn bất cứ lúc nào. Nếu doanh nghiệp không chịu làm mới mình, mãi " ngủ quên " thì rất có thể sẽ bị bỏ lại phía sau bất cứ lúc nào.
Ta có thể nhin vào Nokia để rõ, năm 2008 nắm giữ 40% thị phần điện thoại trên toàn thế giới. Nhưng chỉ mấy năm sau, cụ thể là ngày 25/2/2014 Nokia đã chính thức công bố bán cho Microsof với giá 7.2 tỉ USD. Dấu mốc này gần như đánh dấu sự sụp đổ của đế chế công Nokia từng lừng lẫy một thời. Đó cũng là một bài học cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp, cần hết sức cẩn trọng không thể lơ là.
4. Không quan tâm xây dựng thương hiệu
Sẽ có câu hỏi đặt ra là vì sao phải doanh nghiệp phải tạo dựng thương hiệu ? hay Doanh nhân có nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân không ? Trong bối cảnh hàng giả trôi nổi còn nhiều hơn hàng thật thì người tiêu dùng đã trở nên khó tính hơn rất nhiều. Tâm lý luôn nghi ngại, không dễ dàng chi tiền mua vì sợ sẽ mua phải hàng kém chất lượng. Để tạo dựng niềm tin cho khách hàng doanh nghiệp cần phải biết tạo dựng thương hiệu cá nhân trở nên uy tín trong tâm trí khách hàng. Câu hỏi đặt ra là tạo dựng thương hiệu cá nhân như thế nào?
Và điều dĩ nhiên khi khách hàng có trải nghiệm tốt về sản phẩm và dịch vụ họ sẽ sẵn sàng giới thiệu với bạn bè và người thân. Người này truyền người kia doanh nghiệp sẽ đem lại được hiệu ứng vô cùng tốt.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ về những sai lầm dễ gặp trong kinh doanh của doanh nghiệp tổn hại. Hãy ghi nhớ chúng để tránh mắc phải. Chúc các bạn thành công !